Mô hình cấu trúc nhân cách: cái Nó, cái Tôi và cái Siêu Tôi Cơ chế phòng vệ

Khái niệm về các xung năng cái Nó được minh họa trong mô hình cấu trúc nhân cách của Sigmund Freud. Theo luận thuyết này, những xung năng cái Nó hoạt động theo nguyên tắc khoái lạc: đòi hỏi được thỏa mãn tức thời những nhu cầu và khao khát cá nhân. Freud dùng khái niệm cái Nó để mô tả những xung năng xuất nguồn từ những bản năng sinh học của chúng ta, như tính xâm kích (xung năng "chết" – Thanatos) và bản năng tính dục (xung năng "sống" – Eros) [khái niệm "tính dục" cần được hiểu theo trường nghĩa rộng]. Ví như khi xung năng cái Nó (như khi thèm khát quan hệ tính dục với một người lạ) xung đột với cái Siêu Tôi (ở đây là những giao ước xã hội về việc không được "sàm sỡ" với người khác), khi đó những cảm thức bất mãn hoặc lo âu sẽ trồi lên tầng ý thức. Để trấn giảm những cảm thức tiêu cực này, cái Tôi sẽ dùng những cơ chế phòng vệ để ngăn chặn những xung năng từ cái Nó (một cách vô thức hoặc hữu thức).

Freud cũng cho rằng những xung đột giữa hai cấu phần này có liên quan tới những giai đoạn nhạy cảm trong sự phát triển các giai đoạn tâm-tính dục.